Các câu hỏi về thiên sứ và ma quỷ
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về thiên sứ?
Trả lời:
Thiên sứ là các linh hồn riêng biệt có nhận thức, cảm xúc và ý chí. Cả thiên sứ thiện và thiên sứ ác đều có những đặc tính trên, tức nhận thức, cảm xúc, và ý chí. Thiên sứ có nhận thức (Ma-thi-ơ 8:29; II Cô-rinh-tô 11:3; I Phi-e-rơ 1:12), có cảm xúc (Lu-ca 2:13; Gia cơ 2:19; Khải Huyền 12:17), và có ý chí (Lu-ca 8:28-31; II Ti-mô-thê 2:26; Giu Đe 6). Thiên sứ là linh (Hê-bơ-rơ 1:14), không có cơ thể vật lý như con người. Mặc dù vậy, họ là những cá thể có tính cách riêng.
Bởi vì thiên sứ là tạo vật, nên nhận biết hạn chế. Tức là họ không biết tất cả những điều Thiên Chúa làm (Ma-thi-ơ 24:36). Tuy nhiên, dường như họ có nhận thức lớn hơn con người, có thể bởi ba lí do. Thứ nhất, thiên chúa được tạo ra ở cấp bậc cao hơn con người. Vì vậy, họ bẩm sinh có nhận thức cao hơn. Thứ hai, thiên sứ nghiên cứu Kinh Thánh và thế giới hoàn thiện hơn con người (Gia cơ 2:19; Khải Huyền 12:12). Thứ ba, các thiên sứ hỏi hỏi từ việc quan sát các hoạt động của con người. Không giống như con người, thiên sứ không cần phải học từ quá khứ, họ trải nghiệm nó. Vì vậy, họ biết người ta ứng xử ra sao và phản ứng các tình huống thế nào và có thể dự đoán chính xác hơn về cách hành xử của ta trong các tình huống tương tự.
Mặc dù có ý chí, Thiên sứ cũng giống như tất cả các tạo vật, nằm dưới ý chí của Thiên Chúa. Thiên sứ thiện được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ cho các tín hữu (Hê-bơ-rơ 1:14). Dưới đây là ghi chép một số các hoạt động của thiên sứ:
Ngợi khen Thiên Chúa (Thi Thiên 148:1-2; Ê-sai 6:3). Thờ phượng Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 1:6; Khải Huyền 5:8-13). Vui mừng trong những việc Thiên Chúa làm (Gióp 38:6-7). Phục vụ Đức Chúa Trời (Thi Thiên 103:20; Khải Huyền 22:9). Hiện diện trước Đức Chúa Trời (Gióp 1:6; 2:1). Là những nhạc khí phán xét của Thiên Chúa (Khải huyền 7:1; 8:2). Họ mang đến câu trả lời cho lời cầu nguyện (Công vụ 12:5-10). Họ hỗ trợ bằng chiến thắng cho người đến với Chúa (Công vụ 8:26; 10:3). Họ xem xét những việc làm của Cơ Đốc nhân, công việc và chịu đựng (I Cô-rinh-tô 4:9; 11:10; Ê-phê-sô 3:10; I Phi-e-rơ 1:12). Họ khích lệ trong những lúc nguy hiểm (Công vụ 27:23-24). Họ chăm sóc cho người công bình lúc lâm chung (Lu ca 16:22).
Thiên sứ khác với con người. Con người không trở thành thiên sứ sau khi chết. Thiên sứ sẽ không bao giờ trở nên và chưa bao giờ là người. Đức Chúa Trời tạo ra những thiên sứ, cũng giống như Ngài tạo ra con người. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh đề cập đến thiên sứ được tạo ra giống hình ảnh và chân dung của Đức Chúa Trời như con người (Sáng thế ký 1:26). Thiên sứ là thần linh, ở một mức độ nào đó, có thể có hình thể vật lý. Con người là sinh vật vật lý, nhưng có thuộc linh. Điều lớn ta biết về thiên sứ thánh là vâng lời ngay tức thì, không hỏi lại nhưng vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về ma quỷ?
Trả lời:
Khải Huyền 12:9 là câu Kinh thánh rõ nhất về đặc tính của ma quỷ "Con rồng lớn đã bị ném xuống mà con rắn xưa gọi là ma quỷ, hoặc Satan, kẻ lãnh đạo toàn thế giới lầm lạc. Hắn đã bị ném xuống đất cùng với các thiên sứ của nó". Sự sa ngã của Satan khỏi thiên đàng được diễn tả tượng trưng trong Ê sai 14:12-15 và Ê-xê-chi-ên 28:12-15. Khải Huyền 12:4 dường như cho thấy Satan đã kéo theo một phần ba những thiên sứ cùng với hắn lúc phạm tội. Giu- đe câu 6 đề cập đến những thiên sứ phạm tội. Kinh Thánh chỉ cho thấy rằng ác quỷ là những thiên sứ sa ngã cùng với Satan nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời.
Satan và ác quỷ tìm cách hủy hoại và lừa gạt những người tin Chúa và thờ phượng Đức Chúa Trời (I Phi-e-rơ 5:8; II Cô-rinh-tô 11:14-15). Ác quỷ được mô tả là những linh ác (Ma-thi-ơ 10:1), những linh ô uế (Mác 1:27), và các thiên sứ của Satan (Khải Huyền 12:9). Satan và ác quỷ lừa gạt thế giới ( II Cô-rinh-tô 4:4), tấn công tín hữu (II Cô-rinh-tô 12:7; I Phi-e-rơ 5:8) và chiến đấu với những thiên sứ thánh (Khải Huyền 12:4-9). Ác quỷ là linh nhưng chúng có thể xuất hiện dưới dạng thân thể vật lý (II Cô-rinh-tô 11:14-15). Ác quỷ (những thiên sứ sa ngã) là những kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng chúng đã bị đánh bại. Đấng lớn hơn là Đấng ở trong chúng ta, Ngài lớn hơn những kẻ đang có trong thế gian (I Giăng 4:4).
Câu hỏi: Satan là ai?
Trả lời:
Niềm tin của con người liên quan đến phạm vi Satan từ đơn giản đến trừu tượng, từ một chàng trai nhỏ đỏ có sừng ngồi trên vai của bạn thúc giục bạn đến với tội lỗi cho đến biểu hiện dùng nhân cách hoá mô tả cái ác. Tuy nhiên Kinh Thánh cho chúng ta một bức chân dung rõ ràng Satan là ai và làm thế nào nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Đơn giản, Kinh Thánh định nghĩa Satan như một thiên sứ sa ngã mất vị trí của nó trên trời vì tội lỗi và bây giờ hoàn toàn đối nghịch với Thiên Chúa, vận dụng tất cả quyền lực của nó để ngăn chặn những mục đích của Đức Chúa Trời.
Satan được tạo ra là một thiên sứ thánh. Ê-sai 14:12 chép trước khi sa ngã tên của Satan là Lucifer (nghĩa là Sao mai sáng láng). Ê-xê-chi-ên 28:12-14 mô tả Satan như một Chê-ru-bin, thiên sứ bậc cao nhất. Satan trở nên kiêu ngạo về vẻ đẹp và đẳng cấp của mình và muốn ngồi lên ngai của Chúa (Ê-sai 14:13-14; Ê-xê-chi-ên 28:15; I Ti-mô-thê 3:6). Sự ngạo mạn của Satan dẫn đến sự sa ngã của nó. Chú ý rất nhiều lần nó nói “Ta sẽ" trong Ê-sai 14:12-15. Vì tội lỗi của nó, Thiên Chúa cấm Satan không cho ở thiên đàng.
Satan trở thành người cai trị của thế giới này và hoàng tử của sức mạnh chốn không trung (Giăng 12:31; II Cô-rinh-rô 4:4; Ê-phê-sô 2:2). Nó là kẻ cáo tội (Khải Huyền 12:10), một kẻ cám dỗ (Ma-thi-ơ 4:3; I Tê-sa-lô-ni-ca 3:5), và một kẻ lừa dối (Sáng thế ký 3; II Cô-rinh-tô 4:4; Khải Huyền 20:3). Rất có thể nghĩa tên nó là "kẻ thù của Chúa" hoặc "một người đối lập". Những tên khác của nó là Quỷ còn có nghĩa là "kẻ nhạo báng."
Mặc dù nó đã bị đuổi khỏi thiên đàng, nó vẫn kiếm cách để nâng ngôi của mình cao hơn Thiên Chúa. Nó giả tất cả những gì Thiên Chúa làm, hy vọng chiếm được sự thờ phượng của thế giới và khuyến khích đối nghịch với vương quốc của Thiên Chúa. Satan là nguồn tối thượng đằng sau mỗi sự sùng bái sai lạc và tôn giáo đại đồng. Satan sẽ làm bất cứ điều gì và mọi thứ bằng quyền lực của mình để chống lại Thiên Chúa và những người theo Chúa. Tuy nhiên, số phận của Satan đã bị đóng ấn vĩnh cửu trong hồ lửa. (Khải Huyền 20:10).
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về quỷ ám hay quỷ nhập?
Trả lời:
Kinh Thánh đưa ra một số trường hợp về những người bị quỷ ám hoặc chịu ảnh hưởng của quỷ. Từ các ví dụ này chúng ta có thể tìm thấy một số triệu chứng và từ đó nhận biết cách quỷ nhập. Dưới đây là một số trong những đoạn Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 9:32-33; 12:22, 17:18; Mác 5:1-20; 7:26-30; Lu-ca 4:33-36; Lu-ca 22:03; Công vụ 16 :16-18. Trong số những đoạn này, quỷ ám gây ra bệnh lý như không có khả năng để nói chuyện, triệu chứng động kinh, mù loà.v.v… Trong các trường hợp khác, nó khiến người bị nhập làm điều ác, Giu đa là ví dụ chính. Trong Công vụ 16:16-18, tà linh cho một người đầy tớ gái một số khả năng để biết những điều vượt hơn khả năng của chính cô ta. Người bị quỷ ám tại Ga-đa-ra, người bị vô số quỷ nhập vào (cả quân đoàn), có sức mạnh siêu nhân và sống trần truồng trong các hầm mộ. Vua Sau-lơ, sau khi chống nghịch với Chúa, bị khủng hoảng bởi một ác thần (I Sa-mu-ên 16:14-15; 18:10-11; 19:9-10) với hậu quả là tâm trạng suy sụp và lòng ham muốn giết Đa-vít.
Như vậy, có nhiều triệu chứng bị quỷ ám, như sự suy nhược cơ thể mà không thể được quy cho một vấn đề thực sự thuộc sinh lý học, một sự thay đổi tính cách như trầm cảm hoặc gây hấn, sức mạnh siêu nhiên, lố lăng, hành vi chống đối xã hội, và có lẽ là khả năng biết thông tin mà một người bình thường không có khả năng biết được. Tất nhiên có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến một hay vài triệu chứng trên, vì vậy cần lưu ý là không tự cho rằng bất cứ ai có dấu hiện trầm cảm là bị quỷ ám. Mặt khác, văn hóa phương Tây có lẽ không bận tâm nhiều về ảnh hưởng của Sa tan trong đời sống của họ
Ngoài các sự phân biệt về thể chất hoặc cảm xúc, người ta cũng có thể nhìn vào những thuộc tính tâm linh cho thấy ảnh hưởng của ma quỷ. Chúng có thể bao gồm không muốn tha thứ (II Cô-rinh-tô 2:10-11) niềm tin sai lạc và truyền bá tà giáo, đặc biệt liên quan đến Chúa Giê Su Christ và công tác chuộc tội của Ngài (II Cô-rinh-tô 11:3-4, 13-15; I Ti-mô-thê 4 :1-5; I Giăng 4:1-3).
Xem xét sự liên quan của các ma quỷ trong cuộc sống của những người thuộc về Chúa, sứ đồ Phi-e-rơ là một minh hoạ thực tế của một tín hữu có thể bị ảnh hưởng ma quỷ (Ma-thi-ơ 16:23). Một số chỉ ra các tín hữu bị ảnh hưởng của ma quỷ, nhưng không bao giờ có một ví dụ nào trong Kinh Thánh về tín hữu bị quỷ nhập. Hầu hết các nhà thần học đều tin rằng tín hữu không thể bị quỷ nhập vì người ấy có Chúa Thánh Linh ở trong lòng (II Cô-rinh-tô 1:22; 5:5; I Cô-rinh-tô 6:19) và Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ không ở chung với ma quỷ.
Chúng ta không biết chính xác một người mở lòng ra để quỷ nhập như thế nào. Trong trường hợp của Giu-đa, ông ta đã mở lòng mình ra cho điều ác do tính tham lam (Giăng 12:6). Nếu một người cho phép một số thói quen tội lỗi cai trị lòng mình, nó sẽ dễ dàng để ma quỷ bước vào. Theo những kinh nghiệm của những người truyền giáo, ma quỷ ám dường như có liên quan đến việc thờ cúng thần tượng và cất giữ các đồ vật huyền bí. Kinh Thánh lập lại nhiều lần thờ thần tượng có liên quan đến thực tế thờ ma quỷ (Lê vi ký 17:7; Phục truyền luật lệ ký 32:17; Thi Thiên 106:37; I Cô-rinh-tô 10:20), vì vậy không có gì ngạc nhiên việc tham gia với thần tượng có thể dẫn đến bị quỷ ám.
Dựa vào những đoạn Kinh Thánh nói trên và một số kinh nghiệm của các nhà truyền giáo, chúng ta có thể kết luận rằng nhiều người mở lối sống của họ cho ma quỷ vào khi dung thứ cho tội lỗi hoặc mê tín dị đoan (dầu cố ý hay vô tình). Hệ quả bao gồm những điều vô đạo đức, nghiện ma túy, lạm dụng rượu gây ra những tình trạng thay đổi về ý thức, nổi loạn, bất cần, và hoang tưởng.
Xem xét bổ sung. Sa tan và các ma quỷ không thể làm gì nếu Chúa không cho phép chúng làm (Gióp 1-2). Ví dụ, Satan nghĩ nó đang hoàn thành các mục đích riêng của mình, thực ra là thực hiện những mục đích tốt đẹp của Thiên Chúa, như trong trường hợp phản bội của Giu Đa. Một số người chạy theo các hoạt đông mê tín dị đoan, thờ phượng tà thần. Đây là hành động thiếu khôn ngoan và không theo Kinh Thánh. Nếu chúng ta theo Đức Chúa Trời, nếu chúng ta đang mặc áo giáp của Ngài và dựa vào sức mạnh của Ngài (Ê-phê-sô 6:10-18) chúng ta không có gì để sợ hãi những kẻ ác, vì Đức Chúa Trời cai trị trên tất cả!
Câu hỏi: Cơ Đốc nhân có thể bị quỷ nhập không?
Trả lời:
Dù kinh thánh không nói chính xác liệu cơ đốc nhân có thể bị quỷ nhập hay không, cá dữ liệu liên quan đến kinh thánh cho thấy cơ đốc nhân không thể bị quỷ nhập được. Có sụ khác biệt lớn giữa bị quỷ nhập và việc chịu ảnh hưởng của nó. Quỷ nhập là có quỷ nắm hết suy nghĩ, hành động (Lu-ca 4:33-35; 8:27-33; Ma-thi-ơ 17:14-18). Ảnh hưởng của quỷ là có quỷ tấn công về mặt tâm linh và khiến ta có những hành động tội lỗi. Lưu ý là trong tất cả các đoạn Tân Ước có mô tả cuộc chiến tâm linh, không có hướng dẫn về cách đuổi ma quỷ (Ê-phê-sô 6:10-18). Những tín hữu được dạy phải chống lại ma quỷ, không phải đuổi nó ra ngoài (I Phi-e-rơ 5:8-9; Gia cơ 4:7).
Cơ đốc nhân có Thánh linh trong mình (Rô-ma 8:9-11; 1 Cô-rinh-tô 3;16, 6:19). Chắc chắn là Thánh linh không cho phép ma quỷ ở cùng chỗ mình ở- trong cơ đốc nhân. Nghe thật vô lý nếu Đức Chúa Trời sẽ cho phép con cái của Ngài đã được mua chuộc bởi huyết của Đấng Christ (I Phi-e-rơ 1:18-19) và làm thành một tạo vật mới (II Cô-rinh-tô 5:17) rổi bị quỷ nhập. Vâng khi làm tín hữu, chúng ta bắt đầu chiến đấu với Satan và các loại quỷ, nhưng không phải từ bên trong chúng ta. Sứ đồ Giăng tuyên bố "Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Ðức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Ðấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian." (I Giăng 4:4). Ai ở trong chúng ta? Chúa Thánh Linh. Ai ở trong thế gian? Satan và các quỷ của nó. Vì vậy, tín hữu đã thắng hơn thế gian của ma quỷ, và trường hợp cho rằng quỷ nhập vào tín hữu không có cơ sở của Kinh Thánh.
Với bằng chứng mạnh mẽ rằng một Cơ Đốc nhân không thể nào bị quỷ nhập, một số giảng sư Kinh Thánh dùng thuật ngữ “Quỷ ám” để chỉ ma quỷ kiểm soát trên Cơ Đốc nhân. Điều này gây tranh luận. Tiêu biểu, việc mô tả quỷ ám gần đúng với việc mô tả bị quỷ nhập. Song để hiểu đúng thì cơ đốc nhân không thể bị quỷ nhập, tuy nhiên vẫn có những thế lực xấu tấn công ta dù ta đã là cơ đốc nhân. Thay đổi thuật ngữ không phải là thay đổi sự kiện rằng ma quỷ không thể cư trú hay kiểm soát hoàn toàn Cơ Đốc nhân. Ảnh hưởng của ma đối với Cơ Đốc nhân là có thật. Ở đây chỉ nhấn mạnh là nếu nói đúng ra, thì việc nói cơ đốc bị quỷ nhập là sai.
Rất nhiều phần lý luận trên đây là từ kinh nghiệm cá nhân chứng kiến người bị quỷ nhập. Tuy nhiên cần nhớ là chúng ta không nên dùng kinh nghiệm cá nhân để quyết định cách hiểu Kinh Thánh. Thay vào đó, chúng ta phải lọc ra những kinh nghiệm cá nhân xuyên qua lẽ thật của Kinh Thánh (II Ti-mô-thê 3:16-17) Một số người mà chúng ta nghĩ rằng là Cơ Đốc nhân trong khi hành vi có dấu hiệu bị quỷ ám khiến ta hoài nghi về đức tin của người ấy. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cơ đốc nhân vẫn bị trầm cảm hay trải qua những vấn đề tâm lý.
Câu hỏi: Những con trai của Đức Chúa Trời và những con gái của loài người trong Sáng thế ký 6:1-4 là ai?
Trả lời:
Sáng thế ký 6:1-4 ám chỉ con trai của Đức Chúa Trời và con gái của loài người. Đã có một vài nhận định khác nhau về con trai của Đức Chúa Trời và tại sao các con cái của họ đã có với những con gái của loài người phát triển thành một chủng tộc của những người khổng lồ (đó là những gì từ ngữ dòng dõi người khổng lồ dường như nói đến).
Ba quan điểm chính, xác định con trai của Đức Chúa Trời là 1) Họ là những thiên sứ sa ngã 2) Họ là những người cai trị đầy quyền thế, hoặc 3) Họ là hậu duệ tin kính của Sết kết hôn với hậu duệ của Ca-in. Lập luận của lý thuyết đầu tiên là thực tế trong Cựu Ước cụm từ "Con trai của Đức Chúa Trời" luôn được xem là thiên sứ (Gióp 1:6; 2:1; 38:7). Vấn đề khả năng điều này là Ma-thi-ơ 22:30 chỉ ra rằng các thiên sứ không lập gia đình. Kinh Thánh không cho chúng ta có lý do để tin rằng thiên sứ có giới tính hoặc có khả năng tái sản xuất. Hai quan điểm khác không đưa ra vấn đề này.
Điểm yếu của quan điểm 2) và 3) là đàn ông và đàn bà bình thường sinh ra con cái bình thường, chứ không sinh ra người “khổng lồ”. Hơn nữa tại sao Đức Chúa Trời lại quyết định mang trận lụt trên trái đất (Sáng thế ký 6:5-7), trong khi đó Đức Chúa Trời đã không bao giờ cấm đàn ông mạnh mẽ của con người hay con cháu của Sết kết hôn với phụ nữ của con người nguyên thuỷ hoặc hậu duệ của Ca-in? Bản án sắp xảy ra của Sáng thế ký 6:5-7 được liên kết với những gì đã diễn ra trong Sáng thế ký 6:1-4. Chỉ có hôn nhân thiên sứ sa ngã với con người mới khiến cho Chúa nổi giận vậy.
Như đã lưu ý phần trước, điểm yếu của quan điểm đầu tiên là Ma-thi-ơ 22:30 tuyên bố, "Vì đến khi sống lại, người ta không cưới vợ, cũng không lấy chồng, song những kẻ sống lại là như thiên sứ trên trời vậy." Tuy nhiên, nội dung không nói "Thiên sứ không thể kết hôn ". Đúng hơn là, thiên sứ không kết hôn, chứ không nói là họ không thể. Thứ hai, Ma-thi-ơ 22:30 đề cập đến những thiên sứ "trên trời" không đề cập đến thiên sứ sa ngã, là những kẻ chống lại thiên chúa. Thực tế là thiên sứ thánh của Đức Chúa Trời không kết hôn hoặc tham gia vào các mối quan hệ tình dục không có nghĩa là Satan và các quỷ của nó cũng giống như vậy.
Quan điểm 1) có vẻ hợp lý nhất. Có mâu thuẫn khi nói rằng thiên sứ không có giới tính, sau đó lại nói rằng “Con trai của Đức Chúa Trời" là những thiên sứ sa ngã sinh sản nẩy nở với con gái của loài người. Tuy nhiên, trong khi thiên sứ là linh (Hê-bơ-rơ 1:14), họ có thể hiện ra dưới hình ảnh thể chất của con người (Mác 16:5). Những người đàn ông của thành Sô Đôm và Gô-mô-rơ muốn quan hệ tình dục với hai thiên sứ đã vào nhà của Lót (Sáng thế ký 19:1-5). Thiên sứ có khả năng mang hình dáng con người, ngay cả đến việc chuyển đổi giới tính giống con người và thậm chí có thể sinh sôi nẩy nở. Tại sao dường như những điều này không xảy ra thường xuyên? Dường như Đức Chúa Trời giam cầm các thiên sứ sa ngã phạm tội ác này, để các thiên sứ sa ngã khác sẽ không làm như vậy (Như mô tả trong Giu Đe câu 6). Những nhà giải kinh Hê-bơ-rơ đầu tiên, các tác phẩm thứ kinh và nguỵ kinh đều nhất trí giữ quan điểm các thiên sứ sa ngã là những “Con trai của Thiên Chúa" được đề cập trong Sáng thế ký 6:1-4. Điều này không có nghĩa là cuộc tranh luận đã khép lại. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng Sáng thế ký 6:1-4 liên quan đến việc các thiên sứ sa ngã ăn ở với con gái loài người có cơ sở vững mạnh theo ngữ cảnh, văn phạm, và lịch sử.